Miền trung, hiện nay đang được nhà nước chú tâm nhằm thúc đẩy
phát triển mạnh mẽ, là khu kinh tế xã hội trọng điểm của Việt Nam.Phát triển mạnh
khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển khu vực
dịch vụ chất lượng cao có tầm cỡ khu vực và quốc tế.Với nhiều hướng phát triển
đột phá mạnh mẽ. Hình thành nhiều khu công nghiệp lớn, mũi nhọn của cả nước:
khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở thương mại Chân
Mây, các khu công nghiệp cao tại Đà Nẵng…
Đẩy mạnh vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của
thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và
trung tâm du lịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Hình thành các trung tâm du lịch là: Huế, Đà Nẵng và vùng phụ
cận
Đây chính là tiền đề đẻ ngành du lịch có cơ hội phát triển mạnh
mẽ song song với các ngành công nghiệp khác. Và chính vì thế Nhà nước càng tăng
cường quảng bá phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành
một trong những ngành kinh tế chủ lực, hình thành một trung tâm du lịch trọng
điểm của cả nước và quốc tế.
Phối hợp giữa các tỉnh trong vùng nhằm hình thành một mạng
lưới không gian du lịch trong vùng; đặt du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung trong mạng lưới du lịch cả nước, gắn du lịch trong vùng với các tuyến du
lịch của hành lang Đông - Tây và của cả nước.
Khôi phục và bảo tồn và đưa vào khai thác các di tích lịch
sử văn hóa Chăm - Pa, di sản văn hoá kiến trúc trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam
và thành phố Đà Nẵng như thánh địa Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, khu du lịch Tây
Sơn…
Có quy hoạch và khai thác một cách có hiệu quả và bền vững
các di sản thiên nhiên, đa dạng hóa các loại hình du lịch, hình thành các cụm,
điểm và tuyến du lịch trong vùng như: cụm du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng
Cô (Thừa Thiên Huế); các khu du lịch Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Suối Mơ (Đà Nẵng);
thánh địa Mỹ Sơn; Khu Mỹ Khê - Sa Huỳnh - Cà Đăm - Vạn Tường; phố cổ Hội An;
Quy Nhơn - Tây Sơn; Vĩnh Hội - Tân Thanh gắn với các tuyến, điểm du lịch ở Tây
Nguyên, các tuyến du lịch ven biển Sơn Trà - Hội An, và nhiều điểm du lịch ven
biển của các tỉnh trong vùng.
Đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch, đến năm 2010 về cơ bản
hình thành kết cấu hạ tầng cho du lịch đặc biệt là ở các khu du lịch ven biển,
tiếp tục đầu tư nâng cấp, đảm bảo cung cấp các dịch vụ du lịch hiện đại, văn
minh trong các giai đoạn tiếp theo.
Theo ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Nam, thì ngành
du lịch Quảng Nam đang nỗ lực xây dựng kế hoạch phát triển du lịch đón đầu làn
sóng du lịch sinh thái, cộng đồng mang đến những lợi ích cho cư dân địa phương.
Đồng thời, rất chú trọng đến công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về
khái niệm và xu hướng phát triển du lịch bền vững.
Phát huy vai trò tham gia của
cộng đồng trong phát triển du lịch, gắn lợi ích trách nhiệm của người dân vào
quá trình phát triển sản phẩm nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững.Mở
các lớp tập huấn để người dân ở vùng du lịch sinh thái như Cẩm Thanh, Cù Lao
Chàm, Trà Nhiêu... học cách đón tiếp khách và phục vụ du lịch chuyên nghiệp. Mở
các hội thảo về bảo tồn rừng dừa nước tại xã Cẩm Thanh. Xây dựng “Tuyến phố
công dân toàn cầu” tại tuyến đường Trần Phú, phường Minh An (Hội An). Đây là
tuyến phố được chọn triển khai thí điểm trong cả nước đảm bảo 3 tiêu chí: do
thanh thiếu niên đứng ra làm chủ, bảo vệ di sản, bảo vệ cây xanh; thực hiện
phân loại rác 3R (giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế rác) và không sử dụng túi
nilon.
Quảng Nam cũng đang tập trung xây dựng chương trình du lịch cộng đồng
Trà Nhiêu (huyện Duy Xuyên), rừng dừa Bảy Mẫu (Hội An), Làng sinh thái-nhân văn
Lộc Yên (huyện Tiên Phước), du lịch mạo hiểm gắn với làng văn hoá dân tộc
Bhoong (huyện Đồng Giang)...
Còn nữa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét